VinFast VF 3 gây 'sốc' với giá từ 235 triệu đồng tại Việt Nam
Giữ phanh tự độngTranh cãi đáp án tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2023
Trao đổi với Thanh Niên Online ngày 12.1, ông Nguyễn Thanh Huy - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) cho biết, VTF vừa nhận được đơn tố cáo của ông N.T.H ngụ P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng về việc con mình, bé N.T.N.M bị HLV đánh đập khi tập luyện taekwondo. Đơn tố cáo cụ thể như sau (nguyên văn): "Con trai tôi đã học tập và rèn luyện từ ngày 1.12.2023 đến 10.1.2025 tại CLB SEUNG RI TAEKWONDO TEAM (Mã Câu lạc bộ: CLB_00349; Địa chỉ: Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng đồng thời là chủ nhiệm CLB. Tối ngày 9.1.2025 tôi đón cháu từ địa điểm học võ của CLB (Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về đến nhà thì cháu nói bị HLV trưởng CLB Nguyễn Văn Kin dùng roi tre đánh vào hai bắp đùi của cháu và trợ lý HLV tên là Quý dùng sống của mốt tập (đùi gà) đánh vào mông, vào ngực cháu trong khi cháu đang ở tư thế nằm nghiêng (tập động tác đá chân), đau quá cháu nhổm dậy thì bị Quý dùng gót chân đạp thẳng vào lưng, cháu nằm chẹp bẹp. Tôi liền dùng điện thoại chụp ảnh tất cả các vết tích trên cơ thể cháu (có địa điểm và thời gian cụ thể trên từng bức ảnh) và báo cho đường dây nóng thành phố Đà Nẵng về việc xâm phạm nghiêm trọng thân thể trẻ em. Đồng thời tôi đưa cháu đến công an phường Khuê Trung để làm việc, công an phường Khuê Trung hướng dẫn tôi đưa cháu đi khám tại bệnh viện để kiểm tra thương tích. Sau khi khám xong, tôi đưa cháu quay lại công an phường Khuê Trung và họ đã lấy lời khai chi tiết của cháu, tại bệnh viện cũng như trong lúc làm việc cháu liên tục nói đau mông quá với điều tra viên. Tôi đã cung cấp số điện thoại của HLV Nguyễn Văn Kin theo yêu cầu của công an và họ đã gọi HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý đến làm việc. Sáng 10.1.2025 cháu nói cả đêm con không ngủ được, đau ê ẩm toàn thân, đặc biệt là phần mông. Từ đó đến nay cháu bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, luôn lo sợ bị HLV và trợ lý HLV đánh đập khi đi học võ lại, lo sợ đi học trên trường bị các võ sinh học tại CLB này đánh khi ba làm rõ mọi chuyện, lo sợ sẽ bị đánh khi gặp lại HLV và trợ lý HLV tại công an phường Khuê Trung sắp đến. Tôi phải liên tục an ủi và động viên cháu đồng thời đã chuyển cháu đến học tập và rèn luyện tại CLB khác. Tối ngày 10.1.2025 tôi kiểm tra lại cơ thể cháu thì thấy trên lưng cháu vết bị đạp bằng gót chân vào vẫn còn, tôi đã chụp ảnh lại. Tôi đã từng chứng kiến nhiều lần tại địa điểm cũ của CLB (Số 88A đường Huy Cận, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) HLV Nguyễn Văn Kin và các trợ lý HLV dùng roi tre lấy từ cán chổi hoặc ống nước bằng nhựa đánh võ sinh khi võ sinh tập sai động tác, cấp đai thấp thì bị đánh nhẹ hơn cấp đai cao, trong đó có con tôi. Tôi đã từng góp ý với HLV, dạy mà dùng roi như vậy là phản cảm, phản sư phạm và xâm phạm thân thể trẻ em mà HLV không tiếp thu. Con tôi đi học về thường nói với mẹ là con bị thầy Kin đánh roi đau quá, hầu như buổi tập nào cũng đánh roi, hầu hết võ sinh đều bị đánh. Mẹ cháu yêu cầu tôi chuyển CLB mà do tôi chần chừ, cả nể nên cháu mới bị đánh như vậy. Việc đánh đập dã man đứa trẻ không có khả năng tự vệ và đặc biệt ở tư thế nằm nghiêng sấp là hành vi vô nhân tính, côn đồ của HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý, họ đã chà đạp lên nhân phẩm và xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể trẻ em. Kính đề nghị Lãnh đạo Liên đoàn Teakwondo Việt Nam và Ban Kiểm tra Liên đoàn Taekwondo Việt Nam VTF cần loại bỏ vĩnh viễn CLB này cũng như HLV Nguyễn Văn Kin cùng trợ lý HLV Quý ra khỏi hơi thở, nhịp sống của Teakwondo Việt Nam, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho các HLV Teakwondo trên toàn quốc không được đối xử thô bạo, đánh đập, chà đạp lên nhân phẩm võ sinh mà đặc biệt là trẻ em".Ông N.T.H chia sẻ thêm: "Trước đây con tôi học võ Teakwondo tại CLB An Hải Bắc (Đà Nẵng) với thầy Thiên (võ sư, 5 đẳng, thầy đã mất) và trợ lý HLV Lê Tuấn Vũ, thời gian học khoảng hơn 5 năm (kể cả thời gian dịch bệnh) và đạt đai đen 1 đẳng. Sau đó gia đình chuyển nhà nên tôi đưa cháu đến học tại CLB Seung Ri từ ngày 1.12.2023 đến nay, cháu đạt đai đen 2 đẳng. Cháu là đứa trẻ hiền lành, ngoan, nhỏ con. Tôi rất bức xúc khi cháu bị đánh dã man như vậy chỉ vì cháu thực hiện động tác võ không chuẩn, trợ lý HLV đánh cháu dã man cũng là đai đen 2 đẳng.Ông Nguyễn Thanh Huy cho biết Ban kiểm tra và Ban truyền thông VTF đã vào cuộc, đang trao đổi, làm việc với các bên liên quan để tìm hiểu rõ và có biện pháp xử lý.
Trao tặng công trình thanh niên Mô hình thực tế ảo về trung tâm hành chính công
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Chiều 6.1, tiếp tục phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Việc làm sửa đổi. Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu, việc hoàn thiện dự án luật Việc làm (sửa đổi) liên quan nhiều tới việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Theo bà Thanh, việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đều sẽ bị tác động khi đối tượng thu giảm, đối tượng hưởng tăng do bộ phận không nhỏ công chức, viên chức, người lao động phải nghỉ việc, không có việc làm nhưng lại chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. "Tại hội nghị tổng kết công tác nội vụ toàn quốc, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nêu số người ảnh hưởng khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy là 100.000 người", bà Thanh nói và cho biết, Bộ LĐ-TB-XH (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật), Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện thuộc Bộ LĐ-TB-XH cũng sẽ sắp xếp lại. Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là những vấn đề cần được thảo luận, đồng thời đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo thêm về khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khi sắp tới đối tượng chi trả sẽ tăng lên do sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Báo cáo tại phiên họp, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn cho hay, theo Nghị định 178 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31.12.2024 (chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy), viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khi tinh giản biên chế mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì sẽ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ này bao gồm trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề.Theo ông Sơn, hiện nay, theo đánh giá tác động chung, Bộ Nội vụ đang dự kiến 100.000 người hưởng chế độ theo Nghị định 178. Tuy nhiên, 100.000 người này bao hàm cả công chức và viên chức."Ở đây việc tham gia, thụ hưởng liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp chỉ có viên chức chứ công chức không liên quan. Hiện số liệu chưa rõ, tác động công chức là bao nhiêu, viên chức là bao nhiêu, nên Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có số liệu cụ thể để đánh giá tác động với Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp", ông Lê Hùng Sơn cho hay.Về việc sau khi tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ảnh hưởng đến việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp không, ông Sơn nói việc giải quyết chi trả không liên quan địa giới hành chính. Do vậy, nếu thực hiện theo mô hình mới, kể cả liên huyện cũng không ảnh hưởng đến việc chi trả cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.Vẫn theo Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu có phát sinh chi cho những viên chức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Nghị định 178 thì nguồn quỹ để chi vẫn có. "Hiện nay kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là khoảng 63.000 tỉ đồng nên nguồn chi để giải quyết chế độ cho viên chức nghỉ việc chắc chắn yên tâm", ông Sơn khẳng định.Nghị định 178 quy định, viên chức, người lao động không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.Dự thảo luật Việc làm (sửa đổi) quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc; nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Gu thời trang tôn dáng của ngôi sao quốc tế Shontelle khi đến Việt Nam
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.